Các loại bê tông dùng trong nhà khung thép

Có 2 loại bê tông sử dụng trên công trường là bê tông tươi ( hay còn gọi là bê tông thương phẩm) và bê tông trộn thủ công

Bê tông dùng trong nhà khung thép

Bê tông tươi

Bê tông tươi ( hay còn gọi là bê tông thương phẩm, bê tông trộn sẵn) là bê tông được trộn tại trạm trộn, sau đó bê tông được vận chuyển đến công trường bằng ô tô chở bê tông.

Bê tông trộn thủ công

Khác với bê tông tươi, bê tông trộn thủ công được trộn tại ngay tại công trường. Thành phần trộn bê tông gồm các cốt liệu, cát, đá, xi măng và nước.

 

Ưu điểm của bê tông tươi dùng cho sàn Deck nhà khung thép

Bê tông dùng trong nhà khung thép

Đổ bê tông tươi bằng bơm cần

Chất lượng ổn định hơn: Do được trộn tại trạm trộn có quy trình tự động hóa 100%, cốt liệu được đo bằng cân điện tử theo cấp phối, cùng với hệ thống quy chuẩn kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn xây dựng nên mọi mẻ bê tông đều đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

Dễ dàng thực hiện được các loại bê tông đặc biệt theo yêu cầu của công trình: Bằng cách sử dụng các loại phụ gia như bê tông đông kết nhanh R3, R7, bê tông chống thấm hay bê tông cường độ cao..

Dễ dàng thực hiện các hạng mục bê tông khối lớn mà bê tông trộn thủ công khó có thể đạt được

Do được cơ giới hóa từ công tác trộn đến máy đổ bê tông, bê tông thương phẩm tiết kiệm nhân công, từ đó tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro vệ sinh môi trường cũng như an ninh xã hội tại khu vực đổ bê tông.

Giá thành hợp lí: Tuy đắt hơn bê tông trộn thủ công khoảng 10% nhưng với những ưu điểm của bê tông thương phẩm kể trên, việc sử dụng bê tông thương phẩm tưởng đắt mà lại hóa rẻ.

 

Ưu điểm của bê tông trộn thủ công

Bê tông dùng trong nhà khung thép

Trộn bê tông thủ công

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể sử dụng bê tông thương phẩm. Nhiều trường hợp vẫn phải chấp nhận sử dụng bê tông trộn thủ công bởi phương pháp trộn tại công trường vẫn có những lợi thế của nó:

Với hạng mục bê tông quá ít thì việc gọi  bê tông thương phẩm là không tối ưu. Xe chở bê tông loại bé nhất là 6m3, thông thường là 9m3 hay 12m3. Vậy nên nếu chỉ đổ các hạng mục cần ít bê tông như phần bê tông lót, bê tông lanh tô, bê tông cầu thang… thì việc trộn tại chỗ là khả thi hơn.

Với những mặt bằng trong ngõ hẻm, việc đổ bằng bê tông bơm bê tông, hay sử dụng bơm tĩnh là khó khăn vì ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay giao thông khu vực lân cận, thì việc tập kết vật liệu rời xi măng, cát, đá sỏi ít một và trộn thủ công là một giải pháp hợp lí hơn.

Ta thấy ưu điểm của bê tông tươi cũng chính là nhược điểm của bê tông trộn thủ công và ngược lại. Vì thế với mỗi một hạng mục, người thợ nên cân nhắc để chọn giải pháp đổ bê tông cho hợp lí. Có những dự án lại kết hợp cả 2 loại bê tông này.

 

Cấp phối bê tông dùng trong nhà khung thép

Đơn giản nhất ta có thể hiểu cấp phối bê tông là tỷ lệ trộn giữa các thành phần cốt liệu xi măng, cát, đá sỏi và nước để đạt được một mác bê tông mong muốn.

Một chú ý  là tỷ lệ cấp phối phụ thuộc vào loại xi măng sử dụng là PC 30 hay PC 40, kích thước cốt liệu. Thông thường nhà sản xuất xi măng ghi rõ cấp phối bê tông trên vỏ bao các bạn có thể xem.

Bộ xây dựng đưa ra một định mức vật tư để kiểm soát về vật tư của các dự án thuộc nhà nước:

Bê tông dùng trong nhà khung thép

Bảng cấp phối bê tông theo PC30

 

Bê tông dùng trong nhà khung thép

Bảng cấp phối bê tông theo PC40Bê tông tươi

 

Xem thêm:

Các loại móng dùng cho nhà khung thép  <= Click

Nhà khung thép kết hợp sàn Deck đổ bê tông tươi  <= Click

Leave a comment